HỌP MẶT KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11/2018

     Đã bao đời nay, nhân dân ta đã có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo” người thầy giáo, cô giáo luôn được tôn vinh và trọng dụng. Dạy học là một nghề tâm huyết, một nghề cao quý trong các nghề cao quý. Đúng như nhà sư phạm nổi tiếng người Nga, Cô – Men – X Ki đã khẳng định: “Dưới ánh nắng mặt trời, không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học”. Thực hiện theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu:

” Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người”

     Toàn Đảng, toàn dân ta luôn có ý thức chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Mùa thu năm 1982, Đảng và nhà nước ta đã có quyết định làm nức lòng giáo giới và nhân dân cả nước, đó là: Hàng năm lấy ngày 20/11 là ngày nhà giáo Việt Nam

        Để cùng hoà chung với không khí cả nước, cũng là nhân dịp kỷ niệm 36 năm ngày nhà giáo Việt Nam, Hôm nay ngày 17/11/2018 trường THCS Thạnh Lợi long trọng tổ chức Họp mặt kỷ niệm “Ngày nhà giáo Việt Nam” 20/11/2018.

       Mở đầu buổi Họp mặt là chương trình văn nghệ rất đặc sắc, mãn nhãn do cô Nguyễn Hồng Thiên Trân dàn dựng và biễu diễn cùng với học sinh của trường THCS Thạnh Lợi

DSC03736

Tiết mục múa do cô Nguyễn Hồng Thiên Trân biên đạo và biểu diễn cùng học sinh

      Về dự buổi Họp mặt kỷ niệm Nhà giáo Việt Nam,  trường vinh dự và nhiệt liệt chào đón sự hiện diện của chuyên viên Phòng GDĐT Tháp Mười, Chủ tịch UBND xã Thạnh Lợi, các Ban, ngành đoàn thể xã, cùng tất cả CB, giáo viên, nhân viên, quý phụ huynh, các nhà hảo tâm và các học sinh của toàn trường

DSC03738

Chuyên viên Phòng GDĐT Tháp Mười, Chủ tịch UBND xã Thạnh Lợi, các Ban, ngành đoàn thể xã, cùng tất cả CB, giáo viên, nhân viên, quý phụ huynh, các nhà hảo tâm và các học sinh của toàn trường dự Họp mặt

      Dân tộc Việt Nam ta từ ngàn đời nay đã có một truyền thống quý báu được lưu truyền và phát huy qua bao thăng trầm của lịch sử dựng nước và giữ nước. Đó là truyền thống Tôn sư trọng đạoUống nước nhớ nguồn với quan niệm: “Người có tổ, có tông, cây có cội, nước có nguồn”, Mỗi một con người, từ người có vị trí cao trong xã hội đến những người dân bình thường, hay từ người có học vị cao đến người có trình độ, học vấn thấp thì trong tâm khảm của họ đều ghi dấu ấn của người thầy. Người đã đưa ta qua từng con sông, chuyến đò, mà không đòi hỏi ở ta phải trả công lao. Chỉ mong muốn ở ta sự thành công trong học tập và trong cuộc sống. Vì vậy từ ngàn xưa đến nay, vai trò, vị trí của người thầy có ý nghĩa hết sức cao đẹp và quan trọng trong sự nghiệp trồng người. Như câu nói: “Không thầy đố mày làm nên”  hay “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” hay câu nói thể hiện rõ nét hình ảnh của người thầy trong mỗi người chúng ta đó là “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”

       Để ghi nhớ sự ra đời của ngày hiến chương các nhà giáo thầy  Võ Nhật Bình, Chủ tịch Công đoàn trường ôn lại kỷ niệm “Ngày nhà giáo Việt Nam”.

      Trong buổi Họp mặt cô Nguyễn Thị Diễm Lệ đại diện cho tất cả các giáo viên của trường cũng có đôi lời phát biểu cảm tưởng trong ngày 20/11

DSC03740

Cô Nguyễn Thị Diễm Lệ phát biểu

      Tôn sư trọng đạo” là truyền thống đạo đức tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta. Hằng năm, cứ đến ngày 20/11, các thế hệ nhà giáo lại nhận được rất nhiều sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể, địa phương.

DSC03741

Ông Nguyễn Minh Tâm – Phó Bí thư xã Đoàn phát biểu trong buổi họp mặt

   Lễ kỷ niệm 36 năm ngày hiến chương nhà giáo Việt Nam đã diễn ra long trọng phấn khởi và thành công tốt đẹp ./.

Người viết: Võ Bình

Trả lời